Giao mùa đề phòng sốt virus ở trẻ nhỏ - Nhận biết và xử trí
Thời tiết giao mùa với thời tiết thay đổi khắc nghiệt là điều kiện thuận lợi cho sốt virus, sốt xuất huyết vào mùa. Lượng trẻ bị sốt virus cũng tăng đột biến trong khoảng thời gian này. Nhận biết và xử trí như thế nào, mời độc giả tham khảo bài viết của TS. BS Cao Thị Hậu về chủ đề sốt virus.
Sốt virus rất dễ lây qua đường hô hấp. Trẻ bị sốt virus thường sốt cao từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Đau mình mẩy, ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc, đau đầu, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
Trẻ bị sốt virus thường kèm theo các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ… Ngoài ra còn có viêm hạch đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Phát ban, thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.Viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Sốt virus dễ dàng lây từ người này sang người khác. Trẻ bị sốt virus có thể lây cho anh chị em trong gia đình, thậm chí là lây cho bố mẹ, người chăm sóc, lây cho các bạn trong cùng lớp. Bệnh vì vậy mà dai dẳng, khó dứt điểm, dễ bùng phát thành dịch lớn.
Xử trí khi trẻ bị sốt vi rút
Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Trước tiên cần xác định nhiệt độ sốt của trẻ. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân, hoặc nhiệt kế bắn trán, bắn tai... tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân vẫn cho độ chính xác cao nhất.
Cách dùng nhiệt kế thủy ngân: Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 - 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC. Các bà mẹ cần hiểu thân nhiệt trẻ bình thường dao động từ 36,5 độ C đến 37 độ C. Khi thân nhiệt lớn hơn 37độ C gọi là sốt. Tùy theo mức độ thân nhiệt mà chia ra:
Sốt nhẹ : thân nhiệt từ 37,5 độ C- 38 độ C. Sốt vừa : thân nhiệt từ 38,5 độ C- 39 độ C.Sốt cao : thân nhiệt từ 39 độ C- 40 độ C. Sốt rât cao: thân nhiệt từ 40 độ C trở lên.
Khi trẻ sốt nhẹ và vừa chưa cần đến thuốc hạ nhiệt, chỉ cần cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, dùng khăn nhúng nước ( từ 25độ c trở lên) lau mặt, nách, bẹn và đắp trán cho trẻ nhiều. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi bé có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.
Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ
Dùng thuốc hạ sốt đúng liều (Không nên dùng quá liều). Liều paracetamon trung bình dùng cho trẻ 10- 15mg/kg/ 4-6 giờ. Khi trẻ sốt cao cần theo dõi nhiệt dộ thường xuyên tránh để trẻ bị co giật.
Bù nước và điện giải: Khi trẻ bị sốt thường bị mất nước vì thế cần bù nước cho trẻ. Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Tránh thiếu nước và chất điện giải.
Hiện nay, ngoài gói Oresol, còn có dạng tiện lợi sử dụng hơn là Nước bù điện giải Zozo dạng chai pha sẵn. Các bà mẹ có thể tham khảo để cho trẻ uống, Zozo dung tích vừa phải 250ml, sử dụng ngay, không cần pha với nước. Sản phẩm ngoài việc bù điện giải còn bố sung vitamin, kẽm... giúp trẻ mau hồi phục. Mùi vị thơm ngon, hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.
Zozo - Oresol dạng chai pha sẵn dễ dàng mua tại các nhà thuốc
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằngnước muối sinh lý natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...cho trẻ ăn nhiều bữa.
Phải đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác . Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
TS. BS. Cao Thị Hậu Nguyên Giám Đốc Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Dinh Dưỡng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia