Suy thận là một trong những bệnh lý âm thầm nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến nhẹ, với những biểu hiện không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh thông qua điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng và theo dõi y tế hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cảnh báo sớm này và cách chủ động bảo vệ thận.
Vai trò của thận đối với cơ thể
Thận là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể con người. Mỗi ngày, hai quả thận đảm nhận vai trò lọc khoảng 50–60 lít máu, loại bỏ các chất thải, độc tố và nước dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu như:
- Cân bằng nước và điện giải: Thận điều chỉnh lượng natri, kali, canxi… trong máu, giúp duy trì sự ổn định nội môi.
- Điều hòa huyết áp: Bằng cách kiểm soát lượng dịch và tiết hormone renin – góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Sản xuất hormone: Thận sản xuất erythropoietin – hormone kích thích tủy xương tạo hồng cầu, và tham gia chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp hấp thu canxi.

Khi chức năng thận suy giảm, toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Độc tố tích tụ trong máu, rối loạn huyết áp, thiếu máu và suy yếu hệ miễn dịch là những hệ quả dễ gặp nếu bệnh không được phát hiện sớm.
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Suy thận biểu hiện thế nào? Suy thận giai đoạn đầu thường diễn ra âm thầm và khó nhận biết, nhưng vẫn có những dấu hiệu cảnh báo quan trọng bạn cần lưu ý:
- Thay đổi trong tiểu tiện: Tiểu đêm nhiều hơn, tiểu ít, nước tiểu có bọt hoặc đổi màu (sẫm, đục…).
- Phù nhẹ: Phù mắt cá chân, bàn tay, vùng mặt – do thận không loại bỏ được lượng nước dư thừa.
- Mệt mỏi kéo dài: Chức năng tạo hồng cầu suy giảm khiến cơ thể thiếu máu, gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Buồn nôn, chán ăn: Tích tụ ure trong máu khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, đầy bụng và mất cảm giác ngon miệng.
- Hơi thở có mùi amoniac: Đây là dấu hiệu đặc trưng khi thận không lọc tốt các sản phẩm chuyển hóa nitơ.
- Ngứa da, da khô: Do lượng độc tố trong máu tăng cao gây kích ứng da.
- Huyết áp dao động: Huyết áp tăng nhẹ không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của suy thận.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận
Suy thận có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những yếu tố phổ biến và dễ gặp nhất như:
- Bệnh lý nền kéo dài: Tiểu đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn tính.
- Viêm cầu thận: Các bệnh viêm nhiễm ở thận làm tổn thương cấu trúc và suy giảm chức năng lọc.
- Sỏi thận, tắc nghẽn đường tiểu: Ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, gây ứ đọng và tổn thương thận.
- Lạm dụng thuốc: Việc dùng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc thuốc lợi tiểu không đúng cách trong thời gian dài có thể gây độc cho thận.
- Chế độ ăn nhiều muối, đạm: Tăng gánh nặng cho thận, khiến thận làm việc quá sức trong thời gian dài.
- Uống không đủ nước: Làm giảm lưu lượng máu qua thận và tăng nguy cơ tích tụ độc tố.

Nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ để kiểm soát từ đầu là cách giúp hạn chế nguy cơ tiến triển đến giai đoạn nặng của bệnh thận.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp làm chậm tiến triển suy thận
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng thận còn lại và làm chậm tiến triển của bệnh. Sau đây là một số cách điều trị suy thận tại nhà có thể áp dụng:
- Giảm đạm: Ăn đạm vừa phải, ưu tiên đạm chất lượng cao (cá, trứng, thịt nạc, đậu hũ…) để giảm gánh nặng lọc cho thận.
- Hạn chế muối: Giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa giữ nước, phù nề.
- Uống đủ nước: Nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ nếu đã có biến chứng giữ nước.
- Kiểm soát đường huyết và huyết áp: Là hai yếu tố quan trọng giúp làm chậm suy thận.
- Tránh thực phẩm nhiều kali và phospho: Đặc biệt trong các trường hợp chức năng thận đã suy giảm rõ rệt.
- Bổ sung sữa: Uống sữa phù hợp mỗi ngày là cách đơn giản để bổ sung năng lượng và vi chất cần thiết, hỗ trợ bảo vệ thận một cách an toàn và khoa học. Sữa cho người suy thận giàu năng lượng, ít ít đạm, ít natri, kali, phospho, giúp giảm gánh nặng cho thận. Sữa dễ hấp thu, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ duy trì thể trạng.
Nhận biết và không chủ quan với dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu chính là bước đầu tiên để bảo vệ chức năng thận một cách hiệu quả. Hãy lắng nghe cơ thể, kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều chỉnh lối sống khoa học. Đặc biệt, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp bổ sung sữa chuyên biệt dành cho người suy thận cũng là giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng an toàn, giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh.